Nên làm gì khi bị căng cơ khi đá bóng? Cách chữa căng cơ khi đá bóng chuẩn Update 12/2024

Tình trạng cơ bắp bị giãn quá mức dẫn tới căng cứng là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Còn đối với các vận động viên, người chơi thể thao thì đây là vấn đề không ai tránh khỏi. Vậy căng cơ là gì và cách chữa căng cơ khi đá bóng như thế nào? Đọc ngay chuyên mục sau của LutonFC.com để hiểu thêm về vấn đề sức khỏe này và biết được cách xử lý hiệu quả.
Bị căng cơ chân khi đá bóng

Căng cơ là gì?

Căng cơ là tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức, có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là đá bóng bị căng cơ ống đồng, căng cơ đùi, căng cơ bắp chuối, cổ, tay và vai. Các chấn thương nhẹ có thể khiến cho các sợi cơ hoặc phần gân gắn cơ và xương bị kéo căng quá mức. Nếu nặng hơn sẽ gây rách 1 phần hoặc toàn phần và không thể hoạt động bình thường được, gây chảy máu, bầm tím và đau tại chỗ tổn thương.
Bác sĩ thường chia căng cơ thành 3 cấp độ, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của thương tổn sợi cơ:
  • Độ 1: Chấn thương nhẹ, khi chỉ một số sợi cơ (<5%) bị kéo căng và rách.
  • Độ 2: Chấn thương vừa, khi số lượng sợi cơ bị tổn thương nhiều hơn (rách một phần) với cường độ đau nhiều hơn.
  • Độ 3: Chấn thương nặng, căng cơ dẫn tới đứt toàn phần, có cảm giác “lộp bộp” lúc cơ bị đứt.

Triệu chứng căng cơ

Những triệu chứng căng cơ, rách cơ thường bao gồm:
  • Bầm tím, sưng tấy hoặc đỏ do chấn thương
  • Đau nhức cơ bắp, ngay cả khi nghỉ ngơi, khi dùng cơ bắp bị thương tổn hoặc khớp liên quan tới những sợi cơ đó
  • Yếu gân cơ
  • Khó khăn khi vận động

Triệu chứng bị căng cơ chân

Các triệu chứng gặp phải tương ứng với từng mức độ chấn thương như sau:
  • Độ 1: Thường có các cơn đau nhưng sức mạnh cơ bắp vẫn bình thường.
  • Độ 2: Cường độ đau nhiều hơn, thường kèm sưng nhẹ, giảm sức mạnh cơ bắp và có thể bị bầm tím.
  • Độ 3: Có cảm giác “bộp” khi cơ bị đứt. Đây là chấn thương cực kỳ nguy hiểm với việc mất hoàn toàn chức năng vận động của cơ, đau dữ dội, sưng tấy, bầm tím. Thường thấy các vết đứt rõ rệt như bị “lõm”, “khoảng trống” dưới da vùng cơ bị đứt.

Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

Bạn cần tới bác sĩ càng sớm càng tốt khi tình trạng trên kéo dài nhiều ngày và chưa có tín hiệu cải thiện, ngay cả khi bạn đã sử dụng các cách chữa căng cơ khi đá bóng được chúng tôi hướng dẫn ở nội dung tiếp theo.

Nguyên nhân bị căng cơ

Căng cơ khi đá bóng có khả năng xảy ra do một số lý do như:
  • Không chú trọng khởi động cơ bắp kỹ càng trước khi đá bóng
  • Cơ bắp thiếu độ mềm dẻo, linh hoạt
  • Dùng cơ bắp quá mức hoặc sai cách, đặc biệt lúc chạy và xoay người đổi tư thế đột ngột
  • Cơ bắp chân hay cơ đùi căng do mất thăng bằng hoặc trượt ngã khi đá bóng
  • Căng cơ tại vùng cơ cổ, vai và thắt lưng khi thực hiện động tác ném hoặc va chạm lúc tranh giành bóng, tâng bóng…
Ngoài ra, đá bóng trong thời tiết lạnh có khả năng cao khiến các cơ bắp bị co cứng, dẫn tới tình trạng căng cơ cấp tính.

Nguyên nhân đá bóng bị căng cơ ống đồng

Chẩn đoán và điều trị tình trạng căng cơ khi đá bóng

Những phương pháp y tế được sử dụng để chẩn đoán căng cơ là gì?
Trong công đoạn thăm khám, thầy thuốc sẽ kiểm tra những nơi bị sưng và đau trên cơ thể bạn. Vị trí và cường độ của những cơn đau có thể giúp họ quyết định tính chất và mức độ thương tổn.
Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể nhìn hoặc sờ thấy tình trạng này. Họ chỉ định siêu âm để phân biệt hiện trạng căng, rách cơ với một số loại chấn thương mô mềm khác.

Cách chữa căng cơ khi đá bóng như thế nào đem lại hiệu quả tốt nhất?

Bạn đang thắc mắc cách hết căng cơ khi đá bóng, hay cách làm giảm căng cơ khi đá bóng. Hầu hết các trường hợp căng cơ không cần phẫu thuật. Tình trạng này sẽ bình phục hoàn toàn vì phần lớn do căng cơ nhẹ. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp rất hiệu quả như sau để giảm căng cơ khi đá bóng:
  • Hãy bảo vệ cơ bắp đang bị tổn thương để chúng không nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi, tránh dùng các cơ bắp bị thương tổn trong một vài ngày tiếp theo. Lưu ý đừng hạn chế toàn bộ những vận động thể chất mà hãy khởi động đi lại nhẹ nhàng sau khi cảm thấy đỡ hơn.
  • Chườm đá lạnh ngay sau khi bị căng cơ để giảm sưng. Hãy dùng túi chườm hoặc ngâm nước đá trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và lặp lại sau mỗi 2- 3 giờ trong vài ngày.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm căng cơ

  • Chườm nóng sau khi chườm lạnh vài ngày. Nhớ đặt một lớp khăn hoặc vải giữa nguồn nhiệt với da để tránh làm bỏng da.
  • Băng bó bằng cách thức quấn băng đàn hồi tiếp giáp với vùng thương tổn để giảm sưng. Lưu ý không quấn quá chặt vì có thể tác động tới tuần hoàn máu.
  • Bạn có thể giữ cho phần cơ bắp bị thương tổn có vị trí cao hơn tim trong lúc ngủ, điều này sẽ giúp vùng tổn thương giảm sưng.
  • Một số thầy thuốc khuyên bạn nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen trong vòng 48 tiếng sau khi bị chấn thương vì có thể gây ra nguy cơ chảy máu. Paracetamol có thể giúp giảm đau nhưng cần quan tâm đến tình trạng dạ dày và gan hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Sau khi bị căng cơ chân thì bạn cũng nên tránh tham gia vào những hoạt động làm tăng cơn đau như chạy bộ, đạp xe… một thời gian.

Những biện pháp hạn chế tình trạng bị căng cơ khi đá bóng là gì?

Cách tránh căng cơ khi đá bóng được chuyên gia khuyến cáo như sau:
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sự dẻo dai, linh hoạt của sợi cơ.
  • Khởi động thật kỹ lưỡng trước khi tham gia trận bóng đá và làm nguội bằng các bài tập giãn cơ sau trận đấu.
  • Không ngồi tại một vị trí quá lâu.
  • Giữ đúng tư thế lúc đứng và ngồi.
  • Mang giày thoải mái và vừa vặn.
  • Một số thói quen và vận động này giúp bạn cải thiện tình trạng bị căng cơ khi tham gia đá bóng.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ căng cơ là gì, cách chữa căng cơ khi đá bóng, làm thế nào để hạn chế tình trạng căng cơ. Hiểu đúng sẽ giúp bạn biết cách xử lý hiệu quả nhanh chóng khi bị căng cơ chân khi đá bóng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và luôn ủng hộ trang của chúng tôi.
Rate this post